Clo thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp và gia dụng, từ thuốc tẩy rửa, lọc nước cho đến chất khử trùng. Ngộ độc khí Clo có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc quá mức, nuốt hoặc hít phải. Để biết thêm chi tiết các triệu chứng, cách điều trị và ngăn ngừa ngộ độc clo. Mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết khí Clo độc như thế nào? Từ đó, chú ý hơn để biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và của gia đình nhé.
Khí Clo là một loại khí công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà Clo mang lại, loại khí này cũng ẩn chứa nhiều tác hại khó lường.
Những điều cần biết về Clo
Clo tồn tại ở dạng lỏng và khí
Ở thể khí, Clo có màu vàng nhạt, nặng hơn không khí khoảng 2.5 lần, có mùi khó chịu và cực kỳ độc. Ở dạng nguyên tố, nó là một chất oxi hóa mạnh được dùng như một chất tẩy trắng và khử trùng, cũng như một chất phản ứng không thể thiếu trong ngành công nghiệp hóa chất.
Hợp chất Clo thường được sử dụng để khử trùng trong bể bơi để giữ cho nước sạch sẽ. Clo ở thể khí có thể phản ứng được ngay với hầu hết các nguyên tố.
Khí Clo được dùng làm gì
Clo xuất hiện ở 4 hợp chất có tác dụng khử trùng như Clo dạng khí, Clo dạng viên, Clo dạng bột và Clo dạng lỏng. Tuy nhiên, việc dùng Clo để khử trùng vẫn thường được sử dụng nhất, đặc biệt là sử dụng trong xử lý nước, lúc này Clo được chuyển thành dạng lỏng dưới điều kiện áp suất cao và làm lạnh.
Clo dưới dạng axit hypochlorơ (HClO) dùng để khử trùng bể bơi, hệ thống cấp nước và xử lý nước thải.
Clo được sử dụng cho quy trình làm giấy, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu và nhiều vật dụng hằng ngày khác. Ngoài ra nó còn được dùng trong sản xuất brôm.
Khí Clo độc hại như thế nào?
Để làm sạch và tránh ô nhiễm nước trong bể bơi, người ta thường dùng Clo để lọc nước. Đầu nguồn nước có chứa hàm lượng Clo cao không tốt cho sức khỏe, nguồn nước cuối cùng đã hết Clo nên không được khử trùng triệt để. Nếu không biết phân bố hợp lý lượng Clo sẽ không khử sạch được toàn bộ nước. Vì vậy, người ta sử dụng khí Clo dưới dạng axit hypochlorơ (HClO) để khử trùng nước bể bơi. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều Clo sẽ gây kích ứng da, tổn thương giác mạc mắt.
Trong nước, Clo phản ứng với nước tiểu và mồ hôi gây ra bệnh hen suyễn, ung thư bàng quang.
Hầu hết nước sinh hoạt ở các nước phát triển đều được khử trùng bằng Clo với quy định tiêu chuẩn.
Nếu bạn đang sử dụng nước máy chắc hẳn bạn đã nhận thấy trong nước có mùi hơi lạ, mùi này là do Clo dư thừa vì luôn có một lượng Clo dư để ngăn chặn vi khuẩn tái nhiễm trong quá trình vận chuyển và dự trữ nước. Khi vô tình sử dụng nước có lượng Clo dư, Clo sẽ đi vào cơ thể và phản ứng với nước có sẵn trong hệ tiêu hóa để tạo ra axit, gây ra các bệnh khác nhau như đau dạ dày, rối loạn chức năng gan, suy giảm hệ miễn dịch,… Nồng độ tiêu chuẩn của khí Clo dùng để khử trùng nước là 116 mg/l. Nếu sử dụng vượt quá tiêu chuẩn trên sẽ dẫn đến ngộ độc nước. Tùy thuộc vào hàm lượng Clo trong nước và thời gian tiếp xúc mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
Đặc biệt khi bạn tắm nước nóng có chứa Clo, các lỗ chân lông nở ra, khiến Clo độc hại dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn. Lúc này Clo sẽ độc hơn 20 lần so với chất độc từ nước máy. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai sử dụng nước có Clo có nguy cơ sẩy thai và dị tật bẩm sinh nếu sử dụng trong thời gian dài. Khi hít nhiều khí Clo ở các nhà máy sản xuất về lâu dài cũng mắc các bệnh tim mạch, hô hấp.
Triệu chứng khi ngộ độc khí Clo
Mức độ nghiêm trọng khi ngộ độc Clo phụ thuộc vào lượng chất đi vào cơ thể và thời gian tiếp xúc. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng sau khi ăn hoặc hít phải chất này. Bạn sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng nước hoặc hô hấp. Khi Clo xâm nhập vào hệ tiêu hóa, một số triệu chứng thường xuất hiện sẽ là đau họng, đau bụng, đi tiểu ra máu, miệng nóng ran,… Trong khi đó Clo tác động đến hô hấp gây ra các triệu chứng khác như khó thở, sưng phổi, sưng họng.
Ngoài ra, các triệu chứng ở mắt cũng có thể xảy ra như mờ mắt, chảy nước mắt, cảm giác nóng rát, khó chịu nguy hiểm hơn là mù lòa,… Tổn thương da nếu tiếp xúc trực tiếp chất này trên da.
Làm gì khi ngộ độc Clo
Ngộ độc Clo có thể được xử lý bằng một số cách. Nếu nguyên nhân do khí Clo gây ra, bạn nên rời khỏi khu vực đó và đến nơi có không khí sạch. Nếu Clo dính vào da, bạn có thể rửa vùng da đó ngay lập tức bằng xà phòng và nước.
Trong trường hợp tiếp xúc với mắt, rửa ngay bằng nước cho đến khi hết đau. Nếu uống phải Clo, không nên uống các chất lỏng hoặc cố gắng tống hết Clo ra ngoài bằng cách nôn ra. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để có cách điều trị phù hợp.
Các bác sĩ thường điều trị ngộ độc Clo bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bắt đầu với thuốc, than hoạt tính, truyền dịch và bổ sung oxy. Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định làm sạch dạ dày bằng cách hút dịch dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa ống vào đường mũi hoặc miệng và đến dạ dày để lấy các chất cần lấy ra ngoài. Với việc điều trị càng sớm càng tốt có thể giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng đang gặp phải.
Phòng ngừa ngộ độc Clo
Tiếp xúc với Clo là không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa ngộ độc Clo bằng cách:
- Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
- Không trộn các hóa chất một cách ngẫu nhiên với Clo.
- Mặc quần áo hoặc thiết bị phù hợp khi làm việc trong môi trường chứa nhiều Clo.
- Không sử dụng Clo ở những khu vực kín hay không được thông gió.
- Bảo quản sản phẩm ở nơi an toàn, thuận tiện và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không uống nước hồ bơi.
Ngộ độc khí Clo có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Việc hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc vào lượng Clo bạn đã nuốt hoặc hít vào trong thời gian bao lâu và được điều trị sớm hay muộn để hồi phục hoàn toàn. Tuân theo các quy tắc bảo quản Clo, các chất tẩy rửa để không xảy ra những trường hợp ngộ độc đáng tiếc.