Trong môi trường hiện nay xuất hiện rất nhiều rác thải nhựa được vứt ra môi trường. Vấn đề này vừa gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái của con người cũng như làm mất mỹ quan đô thị. Theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề ô nhiễm môi trường này nhé.
Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa được xem là những chất không thể phân hủy, vứt ra môi trường như: Chai lọ, túi đựng, đồ chơi cũ, hộp nhựa… Các loại chất thải này làm bằng nhựa polyethylene (PE) rất khó để tái chế và sau khi sử dụng có nhiều người đã ném bỏ chúng không đúng quy định.
Rác thải bằng nhựa, ni lông được làm từ phần lớn nhựa PE và khi không dùng đến thường được thải ra môi trường. Các thiết kế túi nhựa, chai nhựa, ống hút, túi bóng… cực kỳ khó phân hủy. Nhiều nhà khoa học cho biết chất thải này sẽ tốn vài trăm năm để có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Hiện nay, nhiều người thường xuyên bận rộn với cuộc sống làm việc vì vậy, họ thường lựa chọn các đồ nhựa để dễ dàng sử dụng cũng như vứt bỏ nhanh chóng. Loại rác thải nhựa dùng một lần ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường sống của con người cũng như gây ra nhiều hiện tượng thiên nhiên cực đoan.
Nguồn gốc phát sinh ra rác thải nhựa
Đa phần các thải nhựa xuất phát từ cuộc sống sinh hoạt bình thường của mọi người trên toàn cầu. Chất thải nhựa xuất hiện nhiều ở các cửa hàng, nhà buôn bán, chợ, khu văn hóa… gây ảnh hưởng nhiều đến đô thị cũng như tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên.
Thêm vào đó, chất thải nhựa này phát sinh từ nhiều khu dân cư cũng như các khu du lịch lớn. Những thực phẩm thường ngày bọc trong bịch ni lông cũng là một nhân tố gây nên ô nhiễm môi trường. Theo nhiều nhà khoa học nghiên cứu cho biết, chất thải nhựa cũng thường xuyên xuất hiện từ các cơ quan, trường học, bệnh viện và cả khu y tế.
Hiện nay, lượng rác thải nhựa cũng được nhiều nhà máy xí nghiệp thải ra gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Không chỉ vậy, những khu công nghiệp có nhiều công nhân cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nên hiện tượng rác thải làm bằng nhựa xuất hiện nhiều.
Mất bao nhiêu thời gian để rác thải nhựa phân hủy?
Theo nhiều nghiên cứu khác cho thấy, rác thải nhựa sau khi được vứt đi sẽ mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Loại rác này có khả năng phân hủy rất thấp, chúng có thể để tồn tại lên đến 100 năm. Chính vì vậy, đây là một nguy cơ tiềm ẩn gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi khí hậu.
Tác hại của rác thải nhựa
Không thể phủ nhận rằng, nhựa mang đến lợi ích tích cực, giúp mọi người có thể thuận tiện hơn trong quá trình mua bán thực phẩm, làm đồ gia dụng, làm chai đựng nước….Tuy nhiên, rác thải nhựa khi được thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến tự nhiên.
Đối với môi trường
Đồ nhựa xuất hiện xung quanh chúng ta, nhiều vật dụng nhỏ bé hàng ngày đều được thiết kế bằng nhựa tổng hợp như: Túi nilon, ống hút, chai nước, hộp đựng thực phẩm…Chúng gây hại cực kỳ lớn đối với môi trường tự nhiên, sau khi được đem đi chôn lấp sẽ mất khoảng thời gian là 100 năm mới có thể phân hủy hoàn toàn.
Rác thải nhựa xuất hiện sẽ dẫn đến tình trạng xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng cũng như các sinh vật. Rác thải được xử lý không đúng cách cách thường xuyên sẽ tạo ra hiệu ứng nhà kính và khiến ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, nếu bạn đốt một lượng lớn rác lớn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến khí hậu. Theo nhiều nghiên cứu cho biết chất này có thể gây ra mưa axit, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu…
Đối với sinh vật biển
Theo nhiều nghiên cứu khoa cho biết trong hồ nước nếu bị nhiễm lượng lớn rác thải nhựa công nghiệp sẽ gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến các loại sinh vật biển. Một số loại như: Tôm, cua, cá, sò, ngao…có thể bị ngộ độc dẫn đến tình trạng chết nổi trên sông.
Việc tạo ra môi trường lượng rác thải có lớn sẽ gây ảnh hưởng đến gần 300 loài sinh vật biển phá hủy Bầu không khí tác động tiêu cực đến đến đại dương. Theo thống kê trong của con cá sẽ chứa 2,1 mảnh vi nhựa gây ảnh hưởng rất nhiều đến tự nhiên.
Thêm vào đó lượng rác thải ra quá nhiều sẽ làm nguy hại đến cấu trúc đất, Trên cây tùng không thể phát triển. Hơn nữa hệ sinh thái cũng từ đó đó mà bị tác động tiêu cực khiến dao động vật trên rừng không có cơ hội hi sinh sôi.
Đối với con người
Rác thải đã ảnh hưởng cực kỳ lớn đến hệ sinh thái của động thực vật. Bên cạnh đó, nếu chúng ta ăn phải các loại sinh vật này sẽ gián tiếp bị nhiễm lưu huỳnh cũng như gây nên các tình trạng ung thư, bệnh thận…Nếu môi trường bị nhiễm bệnh thì con người rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm độc gián tiếp.
Lượng lớn chất thải khi được bỏ ra môi trường không được chôn lấp cẩn thận sẽ gây nên những mảnh nhựa lớn. Khi chúng xen lẫn với môi trường tự nhiên sẽ tạo ra ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Mùi hôi của rác thải nhựa sẽ gây nên các vấn đề liên quan đến hô hấp, phổi, tim mạch.
Bên cạnh đó, nếu được xử lý theo cách đốt thì sẽ sinh ra nhiều nguồn khí độc hại như: khí dioxin, furan… gây ra các bệnh liên quan đến miễn dịch hô hấp hoặc ung thư. Một số loại túi ni lông có chứa lưu huỳnh hoặc dầu hỏa khi gặp nước sẽ tạo thành các loại chất cực kỳ độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sử dụng của con người.
Một số loại nhựa kém chất lượng tiềm ẩn gây nên nhiều hiện tượng bệnh nguy hiểm ở người. Trong quá trình bạn sử dụng, nhựa sẽ sản sinh ra BPA tạo nên nhiều bệnh lý như ung thư, sỏi thận …ở người lớn tuổi.
Thực trạng về rác thải nhựa
Hiện nay, ô nhiễm môi trường và việc vứt rác thải nhựa ra tự nhiên không còn là vấn đề của một quốc gia. Hiện tượng xả rác thải xuất hiện toàn cầu, gây nhiều ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật sống trên trái đất.
Trên thế giới
Hiện nay, ô nhiễm chất thải nhựa và các chất nhựa dẻo được gọi là ô nhiễm trắng, hiện tượng này đã sản sinh ra nhiều vi khuẩn, khí độc, chất gây ung thư… làm nhiều người lo lắng. Bên cạnh đó, rác thải được vứt ra môi trường sẽ gây mất mỹ quan của thành phố, tiềm ẩn nhiều sinh vật gây hại.
Theo thống kê hiện nay trên thế giới đang xả ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa và có khoảng 500 tỷ túi nhựa được sản xuất ra thị trường. Lượng tiêu thụ nhựa hiện nay đã gấp 20 lần so với năm 1969. Theo nhiều minh chứng cho biết số lượng túi nhựa này có thể tăng lên theo cấp số nhân trong tương lai.
Trung Quốc và Indonesia được xem là hai đất nước có lượng xả chất thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Theo ước tính cho thấy có 8,8 triệu tấn được thải ra môi trường đại dương hàng năm.
Tại Việt Nam
Việt Nam cũng là một quốc gia sử dụng nhiều rác thải nhựa ước tính lên tới 1,8 triệu tấn trên 1 năm. Nước ta được xem là một quốc gia đứng thứ tư trong danh sách xả rác ra môi trường biển. Tính bình quân hàng tháng một hộ gia đình sẽ vứt ra môi trường khoảng 1kg túi ni lông và 80 tấn nhựa sẽ được bỏ ra là môi trường tự nhiên.
Đây là một con số cực lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến khí hậu và khu vực sống của con người. Tình trạng xả thải tạo nên những diễn biến lớn khiến nhiều người lo lắng.
Bên cạnh đó, khoảng 5% lượng rác thải mỗi ngày đến từ các cơ sở y tế, có 22 tấn chất thải nhựa từ các khu khám chữa bệnh được thải thường xuyên mỗi năm. Một số rác như: Bao gói, bao bì, trang thiết bị, vật liệu ý tế…tác động cực kỳ lớn đến môi trường.
Một số biện pháp giải quyết chất thải nhựa hiệu quả
Các biện pháp để xử lý chất thải nhựa được vứt ra ở môi trường H như sau:
Tái chế rác thải nhựa
Tái chế được xem là một biện pháp mang lại hiệu quả cao giúp khắc phục tình trạng rác thải nhựa được vứt ra môi trường. Việc này cũng hạn chế những sản phẩm mới được sản xuất nhiều hơn. Quá trình này mang lại nhiều ưu điểm tích cực, giúp môi trường trở nên sạch sẽ hơn đồng thời tiết kiệm chi phí cho việc mua mới.
Thiêu đốt rác thải nhựa
Thiêu đốt được xem là một quá trình sử dụng nhiệt độ cao 1000 độ C để có thể loại bỏ và phân hủy các loại rác. Phương pháp này mang lại hiệu quả tích cực, có tác dụng đáng kể hơn so với việc chôn lấp.
Việc đốt chất thải tạo ra nhiều năng lượng phục vụ cho các việc khác như: Tạo điện năng, làm phân bón…Tuy nhiên, quá trình đốt rác thải nên được lưu ý cụ thể đảm bảo hạn chế có tình trạng gây ra hiện tượng khói nhiều làm ô nhiễm không khí.
Cách hạn chế chất thải nhựa
Để hạn chế việc vứt rác thải nhựa ra môi trường thì mọi người cần thực hiện một số cách thức sau:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng sử dụng nhựa.
- Chủ động phân loại rác để giảm thiểu phế liệu vứt ra môi trường xung quanh.
- Các loại rác khó phân hủy nên được phân loại riêng để tránh tình trạng làm tác động tiêu cực đến môi trường sống.
- Tích cực tìm hiểu các phương pháp tái chế rác thải để bảo vệ môi trường.
- Tăng cường sử dụng các túi giấy, hộp giấy, ống hút…để có thể dễ dàng tiêu huỷ nhanh chóng.
Kết luận
Rác thải nhựa ra môi trường được xem là mối nguy hại cực kỳ lớn đối với trái đất. Xả thải quá nhiều sẽ gây tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như hệ sinh thái chung. Để có thể khắc phục tình trạng này mọi người nên nâng cao ý thức tự giác, hạn chế sử dụng nhựa để bảo vệ cuộc sống xanh.