Clo là phi kim hoạt động hóa mạnh. Nếu vô tình tiếp xúc với phi kim này trong thời gian dài, bạn có thể sẽ bị ngộ độc. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người này vẫn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Để hiểu hơn về phi kim khá đặc biệt này, những thông tin trong bài viết là dành cho bạn.
Định nghĩa Clo là gì?
Clo là một phi kim, đứng trong chu kỳ thứ ba của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong bảng tuần hoàn, phi kim này được ký hiệu là Cl. Tuy nhiên trong tự nhiên, chất này sẽ tồn tại ở dạng Cl-, tức nguyên tử ion âm.
Clo thuộc phân loại halogen, số nguyên tử là 17, thường kết hợp với một số nguyên tố như Na để tạo nên muối ăn hoặc một số hợp chất khác. Clo là một phần quan trọng tạo nên muối biển. Thậm chí theo một số thống kê, hỗn hợp tạo từ Clo và nguyên tố khác chiếm tới 1.9% khối lượng nước trong đại dương hiện nay.
Tính chất hóa học của Cl như thế nào?
Clo là phi kim thuộc lớp halogen. Do đó, nguyên tố hóa học này có khả năng oxy hóa mạnh mẽ. Do đặc điểm này nên phi kim này rất dễ kết hợp với các chất khác nhau, tạo ra nhiều phản ứng có tính ứng dụng cao.
Với mỗi một chất nguyên tố hóa học này lại phản ứng và mang mức oxi hóa từ 1 đến 7. Và dưới đây là những phản ứng hóa học đặc trưng của chất phi kim này.
Phản ứng với kim loại
Do đặc trưng hóa học của nguyên tố, Clo có thể tác dụng với hầu hết kim loại hiện có. Và kết quả của phản ứng đều chắc chắn có sự xuất hiện của muối của loại kim loại tác dụng.
Ví dụ khi cho clo tác dụng với sắt, bạn sẽ có được muối sắt ở thể rắn, có màu nâu đỏ. Trong khi đó khi tác dụng phi kim halogen này với đồng, sau khi dùng nhiệt độ để xúc tác, bạn sẽ có được muối đồng III thể rắn, màu trắng.
Phản ứng với hidro
Khi tác dụng khí Clo với khí Hidro, kết quả cho ra sẽ là khí có ký hiệu hóa học là Hcl. Khi dẫn khí vừa tạo được vào nước, bạn sẽ có được dung dịch dạng lỏng thay vì Hcl dạng khí.
Phản ứng với nước
Clo cũng có phản ứng với nước. Và đặc biệt hơn, đây là phản ứng hai chiều. Khi để nước tiếp xúc với khí Clo, nước sẽ lập tức khiến giấy quỳ tím chuyển màu, thay đổi mùi hương.
Tính chất vật lý của Clo
Những đặc trưng vật lý của Clo mà bạn cần quan tâm là dạng thức của nguyên tố hóa học, dạng tồn tại của phi kim trong nhiều điều kiện nhiệt độ, môi trường khác nhau. Nếu bạn không quá am hiểu về hóa học, tất cả những gì bạn cần biết là Clo tồn tại ở hai trạng thái chính: dạng khí và dạng lỏng.
Phi kim halogen này sẽ có màu vàng đục, mùi hắc khá khó ngửi. Bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với nguyên tố hóa học này ở dạng khí bởi những nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe.
Khi pha loãng Clo vào trong nước, ta sẽ có được một dung dịch bao gồm HCl. Clo tồn tại ở thể lỏng cũng có thể phản ứng với nhiều kim loại, phi kim khác nhau. Và đây cũng là dạng thức mà Cl mang đến nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống nhất.
Ứng dụng của Cl trong đời sống
Clo là một phi kim có tính độc hại. Tuy nhiên nó vẫn được ứng dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và đời sống hàng ngày. Và dưới đây là một số ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất của phi kim Halogen này.
Ứng dụng trong lĩnh công nghiệp
Khi cho Clo phản ứng với một số nguyên tố đặc biệt, bạn sẽ có được nguyên liệu dùng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
- Chất béo dầu mỡ trên kim loại được sản xuất từ sản phẩm của phản ứng giữa Clo và khí Hidro, nước kết hợp với chiết xuất Brom.
- Clo khi kết hợp với một số dung dịch và kim loại có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất chất dẻo, cao su tổng hợp.
- Clo cũng là nguyên liệu quan trọng để điều chế thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng.
- Ngành công nghiệp chế tạo các vật liệu cháy nổ cũng sử dụng Clo như một nguyên liệu quan trọng.
Ứng dụng Clo trong công nghiệp điều chế chất tẩy rửa
Clo có tính oxi hóa mạnh mẽ. Do đó, khả năng diệt khuẩn của phi kim này cũng không thể nghi ngờ. Tận dụng sức mạnh này, các nhà sản xuất đã tạo các phản ứng oxi hóa, tạo nên dung dịch điều có khả năng tẩy trắng hiệu quả.
Những dung dịch tẩy rửa phổ biến nhất được làm từ Clo có thể kể đến như nước Javen, vôi,… Những chất này nổi tiếng với khả năng tẩy trắng nhiều bề mặt khác nhau, loại bỏ hoen ố và những vết bẩn cứng đầu nhất.
Dùng để khử trùng nước bể bơi
Đối với đội ngũ nhân viên vệ sinh bể bơi, Clo không còn là nguyên tố hóa học xa lạ. Phi kim thuộc nhóm Halogen này được sử dụng để làm sạch nước trong bể, hạn chế tối đa vi khuẩn, rong rêu, bụi bẩn làm nhiễm khuẩn người sử dụng bể bơi.
Để làm sạch hiệu quả nhưng không gây hại, chất đặc biệt này phải được chế tạo thành nước Javen và được pha chế theo đúng liều lượng quy định. Những chất hóa học trong dung dịch này sẽ phá hủy cấu trúc tế bào của vi sinh vật, loại bỏ vi khuẩn gây ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh cho bể bơi.
Sử dụng trong các nhà máy nước sinh hoạt để khử trùng nước
Clo cũng có khả năng làm sạch nước sinh hoạt hiệu quả. Thậm chí hầu hết các nhà máy xử lý nước đều sử dụng chất hóa học này để làm sạch. Tuy nhiên khác với việc làm sạch nước bể bơi, nồng độ chất khử trùng trong nước sinh hoạt thấp hơn. Lượng Clo dư thừa phải được kiểm soát, đảm bảo nước luôn được khử trùng tốt nhưng vẫn an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Khí Clo độc như thế nào?
Mặc dù có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống, nhưng về bản chất, Clo vẫn là khí độc hại. Khi hàm lượng chất này trong nước uống sinh hoạt vượt quá mức cho phép, sức khỏe của người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và dưới đây là một số tác hại khi bạn tiếp xúc với lượng khí dư thừa quá mức trong thời gian dài.
Tác hại bên ngoài
Clo trong nước với hàm lượng vượt quá mức cho phép sẽ không còn duy trì được tác dụng diệt khuẩn tốt. Thay vào đó, nước có lượng chất khử trùng dư thừa sẽ gây nên một số bệnh da liễu như khô da, viêm da, ngứa,… Khi tiếp xúc với tóc hay mắt, bạn cũng có thể phải đối mặt với tình trạng khô mắt, rụng tóc, khô tóc, viêm da đầu,…
Những triệu chứng này thường xuất hiện nếu bạn ghé thăm hồ bơi công cộng chứa chất tẩy rửa dư thừa quá thường xuyên. Thời gian tiếp xúc càng lâu, những triệu chứng trên càng biểu hiện rõ.
Tác hại bên trong của Clo
Clo gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Khi chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số tác động nguy hại mà phi kim Halogen này gây ra có thể kể đến như suy giảm hệ miễn dịch, hen suyễn, suy giảm sức năng gan. Thậm chí, chất độc này khi tồn tại ở dạng khí có thể sẽ gây nên những thương tổn vĩnh viễn đến sức khỏe của con người, thậm chí có thể gây tử vong.
Clo cũng đặc biệt có hại đối với phụ nữ mang thai. Chất độc này có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc khiến bào thai bị dị tật. Ngoài ra, chất độc này cũng được chứng minh là chất gây ung thư.
Các phương pháp hiệu quả để loại bỏ Clo dư thừa
Clo được sử dụng rộng rãi trong việc diệt trùng nước. Tuy nhiên, lượng chất diệt khuẩn dư thừa quá mức cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Và để giảm tối đa nguy hiểm đối với sức khỏe, bạn sẽ phải có biện pháp để loại bỏ lượng chất tẩy rửa dư thừa. Dưới đây là một số phương thức loại bỏ hiệu quả nhất mà bạn có thể cân nhắc.
Sử dụng tia cực tím
Tia cực tím là phương thức loại bỏ lượng Clo dư thừa theo lượng lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Để sử dụng tia cực tím, các chuyên gia sẽ phải sử dụng bóng đèn tia UV với bức xạ quang phổ rộng. Những tia sáng từ bóng đèn sẽ tách nguyên tố hóa học Cl tự do thành Hcl an toàn hơn cho sức khỏe.
Sử dụng hóa chất
Clo rất dễ phản ứng với chất kim loại, phi kim khác. Do đó, bạn có thể tận dụng tính năng này để tách chất độc dư thừa ra khỏi nước. Một số hóa chất bạn có thể sử dụng có thể kể đến như Metabisulfites hay Chloramines. Tuy nhiên, do là các chất hóa học đặc biệt, nên bạn sẽ phải tham khảo những hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tạo điều kiện cho Clo tự bay hơi
Clo có thể tồn tại ở cả dạng lỏng lẫn dạng khí. Bạn có thể tận dụng đặc điểm này để chuyển chất hóa học dạng lỏng thành dạng khí một cách tự động. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, bạn nên phơi nước ở nơi thoáng khí.
Tuy nhiên, phương pháp này không được ưu tiên sử dụng bởi không quá hiệu quả. Bạn chỉ có thể loại bỏ một lượng chất tẩy rửa khá hạn chế và không thể xử lý quá nhiều nước trong một thời điểm.
Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính là biện pháp làm sạch nước an toàn và hiệu quả. Than hoạt tính với lượng carbon cao sẽ nhanh chóng phản ứng với dung dịch, loại bỏ chất độc dư thừa ra khỏi nước của bạn.
Nếu bạn sử dụng than hoạt tính thông thường, trung bình để xử lý 6 cân Clo, bạn sẽ phải chuẩn bị một cân than. Để tiết kiệm ngân sách, bạn có thể tìm đến những lõi lọc nước than hoạt tính. Những dụng cụ lọc nước được bày bán sẵn này hoạt động khá hiệu quả trong việc loại bỏ chất gây hại dư thừa.
Sử dụng máy lọc nước
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện khá nhiều máy lọc nước có khả năng loại bỏ các độc hại, trong đó có nguyên tố hóa học Cl. Những mẫu máy lọc nước này sẽ sử dụng công nghệ xử lý đặc biệt để xử lý chất độc hại dư thừa một cách nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên thông thường bạn sẽ phải thay thế máy lọc nước định kỳ sau một thời gian nhất định.
Kết luận
Clo là phi kim có khá nhiều ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên khi sử dụng loại phi kim này, bạn sẽ phải cân nhắc khá nhiều về tính an toàn. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Clo và có phương pháp sử dụng chất này hiệu quả.