Cacbonic – Loại khí không thể thiếu trong tự nhiên

Cacbonic là một trong những loại khí phổ biến nhất trên trái đất hiện nay. Loài khí này được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống của con người. Tuy nhiên loại khí này cũng đem lại những tác hại không nhỏ cho quả địa cầu của chúng ta.

Tìm hiểu về khí Cacbonic

Khí cacbonic hiện nay là vấn đề đáng lo ngại cho bầu trời xanh của chúng ta, loại khí này đem đến những tác hại không ngờ cho môi trường sống của sinh vật. Vậy loại khí này là gì? 

Khí cacbonic được hiểu như thế nào?

Khí cacbonic hay còn được gọi là khí cacbon hay cacbon dioxit có công thức hóa học là CO2 là loại khí không màu không mùi, có vị chua. Khi làm lạnh ở nhiệt độ bất ngờ khí cacbinic sẽ bị đóng băng từ dạng khí chuyển sang dạng rắn thường được gọi là đá khô hay băng khô.

Khi tiếp tục giảm nhiệt độ đến âm 78 độ C, đá khô sẽ thực hiện quá trình thăng hoa và hóa thành dạng khí. Để có thể cho ra được đá khô, nhà sản xuất sẽ tiến hành xử lí khí cacbonic thành dạng lỏng sau đó cho khí này vào khuôn và cho nở nhanh.

Khí CO2 không duy trì sự cháy, chính vì vậy khi đưa ngọn lửa lại gần loại khí này sẽ khiến ngọn lửa tắt ngay lập tức. Khi cho các kim loại như Zn, Mg vào khí CO2, cacbon trong khí cacbonic sẽ bị khử cho ra sản phẩm là than và  MgO, ZnO. Khí cacbonic có thể tác dụng được với nước tạo thành axit yếu là axit cacbonic.

Cacbon dioxit được hiểu như thế nào?
Cacbon dioxit được hiểu như thế nào?

Khí cacbonic bắt nguồn từ đâu?

Ở những nước có các ngọn núi lửa lớn như Nhật Bản, Iceland, Italy, Philippin, khí cacbonic được sinh ra từ đây là cực kì nhiều. Loại khí này sinh ra nhờ các hợp chất hữu cơ cháy từ quá trình phun trào núi lửa. Cacbonic còn được sinh ra nhờ sự lên men của một số vi khuẩn, các vi sinh vật và sự hô hấp của con người cũng như các loài động vật khác.

Trong quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật vào ban đêm cây cối sẽ hô hấp lấy vào khí oxy từ môi trường và thải ra môi trường khí cacbonic. Đây là một trong những nguồn cung ứng khí cacbonic lớn nhất trên trái đất. Ở các xác chết của động thực vật, khi các vi khuẩn, vi sinh vật phân giải cơ thể của các xác chết cũng sẽ giải phóng ra khí cacbonic.

Ở các ngành công nghệ thực phẩm, việc chế biến tạo ra các sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho người cũng góp 1 phàn không nhỏ cho việc sinh ra khí cacbonic. Ngoài ra còn rất nhiều nguồn khác có thể sinh ra khí cacbonic, tuy nhiên những nuồn được liệt kê ở trên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải khí cacbonic hiện nay.

Khí cacbonic sinh ra từ khói của các nhà máy
Khí cacbonic sinh ra từ khói của các nhà máy

Khí CO2 có tác dụng gì trong các ngành thực phẩm?

Trong các ngành công nghệ thực phẩm hiện nay cacbonic là loại khí không thể thiếu trong các quá trình bảo quản thực phẩm. Khí cacbonic thường được dùng trong việc bảo quản thực phẩm để vận chuyển chúng đến có nguồn tiêu thụ dồi dào. 

Các loại bột nở trên thị trường hiện nay được dùng trong các lò bánh đều được ứng dụng khí cacbonic vào bên trong để bánh có thể căng tròn ra hết mức có thể, giúp bánh có thể chín đều hơn giúp tiết kiệm chi phí không nhỏ trong việc sản xuất hàng loạt.

Ở các ngành công nghiệp nước giải khát, các hãng lớn trên thị trường như Coca-Cola, Pepsi đều sử dụng loại khí này cho quá trình tạo gas cho các sản phẩm nước uống của họ, tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng khi sử dụng các loại thức uống.

Màu sắc luôn là thứ đập vào mắt người dùng đầu tiên, việc ứng dụng cacbonic vào công nghệ tạo màu thực phẩm đóng góp một vai trò quan trọng trong nền công nghiệp tạo màu thực phẩm nhằm hạn chế tối đa lượng dầu và lượng lipit sử dụng để tạo màu.

Khí CO2 có tác dụng gì trong các ngành công nghiệp?

Khí cacbonic là loại khí đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các ngành công nghê thực phẩm. Đối với các ngành công nghiệp thì cũng vậy, khí cacbonic giữ một vai trò quan trọng trong và được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng.

Nhờ các tính chất đặc biệt của mình mà khí cacbonic được sử dụng để làm các áo phao cứu hộ hoặc được bơm vào bên trong lớp bánh xe giúp bánh xe định hình để có thể di chuyển. Khí cacbonic còn có tính chất bốc hơi rất đặc trưng, chính nhờ tính chất độc đáo này mà người ta đã tận dụng vào việc khải thác các mỏ kim loại bằng cách cho nổ chúng nhờ khí này.

Khí cacbonic không cháy và không duy trì sự cháy nên thường được ứng dụng trong phòng cháy chữa cháy để làm các bình xịt cứu hỏa. Trong lĩnh vực cơ khí, điển hình là lĩnh vực hành, khí CO2 là loại khí cực kì quan trọng. Trong hàn Mig khí CO2 đóng vai trò là loại khí bảo vệ giúp cho các mối hàn không bị các khuyết tật do ảnh hưởng của không khí trong môi trường.

Trong ngành công nghiệp hóa học C02 dùng để chết tạo một số chất hóa học khác, hoặc dùng để giảm nồng độ dung môi hữu cơ. Trong ngành sản xuất phân bón khí này thường được cho phản ứng với amoniac để sản xuất ra phân ure và một số loại phân có giá trị khác.

Khí cacbonic dưới dạng đá khô dùng trong ngành thực phẩm
Khí cacbonic dưới dạng đá khô dùng trong ngành thực phẩm

Các ứng dụng khác của cacbonic hiện nay

Ngoài những lợi ích mà khí cacbonic mang lại cho ngành công nghệ thực phẩm và các ngành công nghiệp kể trên. Khí này còn được ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực đời sống của con người. Cùng tìm hiểu xem nó còn được ứng dụng trong các lĩnh vực nào nhé!

Khí cacbonic dùng trong y học

Ngoài được ứng dụng trong các ngành công nghiệp và các ngành công nghiệp ra, hiện nay khí cacbonic còn đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực y tế. Đây được xem là loại dung môi hoàn hảo cho rất nhiều hợp chất hữu cơ. C02 sẽ ít độc hơn một số dung môi khác đã sử dụng trong y học như Cl.

Ở những bệnh nhân hô hấp kém, hoặc không thể tự hô hấp được thường sẽ được thở thông qua các máy thở. Loại máy thở này thường được thêm vào trong bình chứa 5% cacbonic để cân bằng lượng oxy trong máu bệnh nhân, giúp bệnh nhân hô hấp tốt hơn.

Dùng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khí cacbonic thường được sử dụng thông qua dạng CO2 rắn. Loại khí này có tên gọi là đá khô, hay băng khô được sử dụng để tạo ra sương mù nhân tạo trong các bộ phim truyền hình, các chương trình giải trí.

Cacbonic còn được dùng để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của thực vật do thực vật sẽ lấy cacbon dioxit khi quang hợp. Ngoài ra khí cacbonic còn được ứng dụng trong ngành sinh học để diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng của người nông dân.

Bình chữa cháy được tạo ra từ khí CO2
Bình chữa cháy được tạo ra từ khí CO2

Tác hại của khí Cacbonic – CO2 đến môi trường là gì?

Cacbonic là loài khí có sẵn trong tự nhiên rất quan trọng cho quá trình quang hợp của thực vật. Loài khí này còn mang lại những lợi ích không nhỏ cho các lĩnh vực đời sống của con người. Tuy nhiên ngoài mang lại lợi ích ra thì loại khí này còn mang đến những tác hại khó lường cho môi trường.

Hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh mẽ hơn khi có khí CO2

Chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ khi nhắc đến 4 chữ hiệu ứng nhà kính rồi đúng không? Hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra khi hàm lượng khí cacbonic trong không khí đặc biệt tăng cao 1 cách đột ngột.

Hơi nóng từ các tia bức xạ mặt trời chiếu xuông trái đất với 1 lượng nhiệt khổng lồ sẽ bị tầng đối lưu hấp thụ. Nhiệt độ cao lên đột xuất sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ khí CO2 dẫn đến khí CO2 ngày càng nhiều khiến cho trái đất nóng lên 1 cách nhanh chóng.

Cần làm gì để cân bằng lượng khí CO2 trong không khí?
Cần làm gì để cân bằng lượng khí CO2 trong không khí?

Hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn khi có cacbonic

Hiện tượng khí hậu trái đất nóng lên là hậu quả vô cùng tay hại mà khí cacbonic mang lại cho môi trường chúng ta đang sinh sống. Nhiệt độ của hành tinh này đang không ngừng tăng lên trong vòng 1 thế kỷ qua. Các nhà khoa học tiên tiến trên khắp thế giới đều đã đưa ra 1 loạt chứng cứ xác thực, mang tính khoa học.

Và họ đều chỉ ra rằng C02 là nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu như trên. Một khi nhiệt độ càng tăng lên băng ở 2 cực sẽ không ngừng tan, dẫn đến nước biển ngày càng dâng lên, tạo điều kiện cho các thiên tai xuất hiện đe dọa đến cuộc sống của con người.

Khí cacbonic tác động trực tiếp lên cơ thể con người

Các loại chất thải công nghiệp của khí cacbonic hiện nay hầu như đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏa của con người. Loại khí này ngày càng chiếm phần trăm rất cao trong không khí khiến khí oxy trở nên ít hơn và con người sẽ cảm thấy khó thở hơn.

Lưu ý sử dụng và bảo quản khí CO2 chính xác

Khí cacbonic đem lại cho con người rất nhiều lợi ích trong mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy mà loại khí này sử dụng rất rộng rãi, được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Tuy nhiên loại khí này cũng rất khi hiểm khi biến đổi tính chất hóa học. Sau đây là những điều mà bạn cần biết để bảo quản và sử dụng khí này 1 cách hiệu quả.

Khí cacbonic thường ở dạng lỏng và được chứa trong các thùng, các bình chứa cần cấp nhiệt liên tục để khí không bị biến đổi tính chất hóa học. Chính vì vậy bạn cần gắn thêm bộ phận tiếp nhiệt ở các van khí nếu không khí có thể bị hóa đá thành CO2 rắn. Khi sử dụng khí này cần lắp đặt thêm các thiết bị giúp phòng tránh những rủi ro về nghề nghiệp, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng.

Khí cacbonic lỏng bắt buộc phải được chứa trong các bình kín không quá 0,6 kg trên mỗi lít khí CO2. Bình khí này cần đảm bảo được các điều kiện bền về ứng suất tiếp và ứng suất pháp cho phép để không bị biến dạng cũng như bi phá hủy trong quá trình vận chuyển.

Khi vận chuyển tránh để bình chứa va đập mạnh và hạn chế tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn có thể dẫn đến nổ bình khí. Trong khi vận chuyển bình chứa khí cacbonic cần để các bình chứa nằm ngang, tránh để thẳng đứng, và phải có đệm ngăn cách sự tiếp xúc giữa 2 bình chứa khí.

Kết luận

Cacbonic là loại khí rất quan trọng trong các lĩnh vực đời sống của con người bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Tuy nhiên những tác hại mà nó đem đến cho môi trường sống của chúng ta cũng cực kì nhiều. Chính vì vậy con người cần phải tìm mọi cách để có thể cân bằng khí cacbonic trong không khí, làm giảm nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất