Chì là kim loại gì? Tính chất, ứng dụng trong thực tế 

Chì là một dòng kim loại phổ biến trong tự nhiên và ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Để sử dụng đúng kim loại này thì cần phải nắm rõ về tính chất vật lý, hóa học, đặc điểm, ứng dụng. Đồng thời hiểu được tác động kim loại này với con người và môi trường sống. Bài viết bên dưới đây sẽ nêu tổng thể thông tin về chì. 

Kim loại chì là gì?

Kim loại chì có tên tiếng Anh là Lead, ký hiệu hóa học PB, có số nguyên tử 82, hóa trị là II hoặc IV. Đây là một dòng kim loại nặng có chứa nhiều chất độc hại, nếu sử dụng bừa bãi có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 

Chì được hình thành từ quá trình thiêu kết và lò cao với hàm lượng có lẫn cả tạp chất như bismuth, kẽm, asen, antimon, đồng, bạc và vàng. Trong lò lửa thì dung dịch được nung nóng chảy hòa quyện với không khí, hơi nước, lưu huỳnh nhằm oxy hóa được tạp chất, trừ bạc, vàng. Các tạp chất bị oxy hóa sẽ được bỏ đi khi chúng nổi lên. 

Các quặng chì thường có chứa lượng bạc, kim loại khác đáng kể. Bạc, vàng bị tách ra và thu hồi với phương pháp Parkes. Chì được tách bạc thì tiếp tục loại bỏ đi bismuth với phương pháp Betterton-Kroll xử lý hỗn hợp PB, calci, magnesi kim loại. Chì tinh khiết được thu hồi lại với quá trình điện phân nóng chảy nhiệt độ cao, thực hiện với phương thức Betts. 

Ban đầu kim loại này có màu trắng xanh nhưng nếu ở ngoài môi trường nhìn sẽ đổi màu và chuyển sang màu xám. Là dòng kim loại nặng nhưng chì lại mềm cho nên được ứng dụng tạo hình cho rất nhiều sản phẩm, công cụ khác nhau. Thực tế kim loại này có tồn tại trong tự nhiên khá nhiều nhưng không dễ để phát hiện ra. Kim loại này hay được tìm thấy trong các quặng sâu trong lòng đất cùng với kẽm, đồng, bạc. 

Kim loại chì là gì?
Kim loại chì là gì?

Tính chất vật lý – hóa học của kim loại PB

Chì có đặc điểm riêng biệt trong tự nhiên và chúng sở hữu tính chất vật lý và hóa học cụ thể. Đối với việc sử dụng kim loại chì phải hiểu rõ về đặc tính của nó mới sử dụng đúng cách và tránh các nguy hại. 

Tính chất vật lý của chì

Tính chất vật lý của kim loại này đã được nghiên cứu và khảo nghiệm và đưa ra đúc kết rõ ràng. Kim loại này có màu bạc, sáng, tính chất mềm nên có thể thay đổi hình dạng, uốn cong, tạo hình dễ dàng. 

Tính dẫn điện của kim loại này kém hơn so với những vật liệu khác. Tính chống ăn mòn cao nên thường được ứng dụng cho những sản phẩm cần chống ăn mòn. Chì còn có tính dễ dát mỏng bên ngoài vật thể, vì vậy hay được sử dụng trong các hạng mục xây dựng, làm tấm phủ. 

Ở dạng bột thì khi có chất phù hợp sẽ cháy bùng lên ngọn lửa màu trắng xanh. Bột mềm mịn nên có thể tự bốc cháy được trong không khí và lan tỏa ra khí độc vào không gian. 

Tính dẫn điện của chì kém hơn kim loại khác
Tính dẫn điện của chì kém hơn kim loại khác

Tính chất hóa học 

Chì với tính chất hóa học riêng biệt đã được nghiên cứu rất nhiều trong các phòng thí nghiệm và đưa ra kết luận cụ thể. Với nhiệt độ thường sử dụng kim loại này thì chúng không bị oxy hóa. Ở trong môi trường có nhiệt độ cao thì chúng lại bị oxy hóa và hình thành lớp chì oxit mỏng. Với lớp mỏng này mà chì được oxit bảo vệ an toàn.

Dòng kim loại này không có tác dụng cùng với các chất như axit sunfuric và axit clohidric. Chì sẽ hòa tan được trong môi trường có axit nitric, hình thành nên dung dịch mới có chứa Pb(NO3)2, giải phóng khí nitơ oxit. Kim loại này lại không có tác dụng đối với nước, còn trong môi trường thêm nhiều không khí thì kim loại này lại bị nước ăn mòn rồi sinh ra Pb(OH)2. 

Ở nhiệt độ thường thì kim loại này không bị oxy hóa
Ở nhiệt độ thường thì kim loại này không bị oxy hóa

Ứng dụng của chì

Là một dạng kim loại nên chì có nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống và sản xuất. Từ xa xưa con người đã tìm ra các quặng chứa kim loại này, nghiên cứu và sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau. Cho thấy được sự hữu ích của vật liệu này trong cuộc sống, cụ thể như:

  • Sử dụng để làm bình ắc quy lắp cho những sản phẩm xe hoạt động sử dụng lưu thông trên đường.
  • Sử dụng để sản xuất ra ống nhựa PVC.
  • Dùng để làm chất nhuộm trắng trong các loại sơn.
  • Dùng như thành phần để tạo màu trong khi tráng men.
  • Ứng dụng để sản xuất các tấm ngăn chống đạn hiệu quả, trong công việc nghiên cứu phóng xạ hạt nhân.
  • Chì dùng để sản xuất ra lưới, phục vụ ngành đánh bắt hải sản hiệu quả.
  • Dùng trong ngành chế tạo và gia công các loại vũ khí, tạo ra đạn, dùng trong phòng chụp X quang.
  • Với đặc tính dễ dát mỏng nên chì được ứng dụng để làm tấm phủ bên ngoài.
  • Ứng dụng trong công việc hàn các kim loại.
  • Dùng trong sản xuất ống kính máy ảnh, dụng cụ quang học.
  • Ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất pháo hoa, …
Ứng dụng chì vào sản xuất đạn cho vũ khí quân sự
Ứng dụng chì vào sản xuất đạn cho vũ khí quân sự

Chì độc hại ra sao với môi trường và con người?

Với nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống hiện đại nhưng nếu dùng sai cách hoặc không kiểm soát tốt thì chì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại với môi trường tự nhiên và con người. Sự độc hại của kim loại này đã được chứng minh rõ ràng khi nghiên cứu nó. Và bên dưới đây sẽ nêu rõ: 

Độc hại với con người

Nếu tiếp xúc trực tiếp không có bảo hộ, che chắn với kim loại nặng này trong thời gian dài thì cơ thể của con người sẽ bị ảnh hưởng nặng. Điển hình là gây rối loạn cho hệ hô hấp, não bộ, tổn thương tới hệ thần kinh, gây vô sinh. 

Kim loại nặng này khi đi vào cơ thể chúng sẽ được tích tụ nhiều trong các mô mềm, hệ thống xương và làm ngộ độc máu rất nguy hiểm. Độc hại nhất phải nhắc tới trẻ em khi hít phải nhiều chì có thể gây rối loạn nhận thức, chậm phát triển,…

Độc hại với môi trường sống

Môi trường sống của chúng ta nếu thải chì bừa bãi không có quản lý thì nó sẽ làm ô nhiễm nguồn không khí. Kim loại nặng này khi thải vào nước sẽ ngấm vào nước gây ô nhiễm, độc hại cho các loài động vật trong nước gây chết hàng loạt. Chì nhiễm độc vào trong đất gây ô nhiễm đất khiến cho thực vật và động vật sống trên đất bị ảnh hưởng gây bệnh tật, chậm phát triển. 

Kim loại PB gây ngộ độc cho cơ thể như thế nào?

Chì là chất chứa nhiều thành phần độc hại khi tiếp xúc với cơ thể con người không che chắn có thể gây ngộ độc. Ngộ độc chì là dạng nhiễm độc về kim loại, có thể bị nhiễm trong môi trường tự nhiên, khi vô tình hít phải ở nơi nhiễm độc hoặc trong môi trường làm việc có chứa chì. 

Ở thời gian ban đầu thì người bị nhiễm kim loại nặng này sẽ có biểu hiện như đau nhức đầu, mệt mỏi, nôn mửa, chán ăn, khó ngủ, giảm tập trung. Các triệu chứng khác tăng dần như táo bón, đau bụng, đau nhức cơ bắp, đi đứng mệt mỏi, cơ thể bứt rứt. Còn chuyển qua giai đoạn nhiễm độc thì cơ thể sẽ xuất hiện các bất thường.

Nếu ngộ độc kim loại thì tình trạng sức khỏe của người bệnh xuống cấp trầm trọng theo thời gian. Và bên dưới đây sẽ nêu rõ từng ảnh hưởng của kim loại này với các bộ phận và hệ chức năng trong cơ thể: 

Chì có ảnh hưởng với hệ thần kinh

Ngộ độc kim loại nặng này khiến cho tế bào não bị tổn thương, làm chết hệ thần kinh trung ương, kích thích hệ thần kinh hoạt động rối loạn. Quá trình thoái hóa dây thần kinh diễn ra nhanh chóng hơn, người bệnh không còn tỉnh táo, tập trung và đủ năng lượng cho học tập, làm việc hay sinh hoạt bình thường. 

Ảnh hưởng với máu

Chì làm ức chế quá trình tổng hợp hồng cầu trong cơ thể của người bệnh. Rút ngắn đi tuổi thọ và sự phát triển của hồng cầu, cơ thể thiếu hụt hồng cầu nghiêm trọng nên gây ra hiện tượng bị thiếu máu, chóng mặt, cơ thể xanh xao, mệt mỏi thường xuyên, không đủ sức để làm việc. 

Nguy hại với cơ quan thận

Lượng chì nhất định đi vào cơ thể sẽ nhiễm độc và gây hại với thận, khiến thận bị tổn thương, giảm chức năng hoạt động. Vì thế khả năng thải độc kém đi dẫn tới hàng loạt các nguy hiểm cho cơ thể con người. Nguy cơ tăng tăng axit uric và gây ra bệnh gout.

Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Kim loại nặng đi vào cơ thể gây ngộ độc và rối loạn chức năng hoạt động của hệ tim mạch. Sức khỏe tim mạch yếu khiến co bóp thành mạch kém, có thể gây hiện tượng khó thở, đau tim, đột quỵ. 

Kim loại nặng chì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch
Kim loại nặng chì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch

Chi làm giảm đi khả năng sinh sản

Những người sống và làm việc thời gian dài trong môi trường nhiễm độc chì thì sẽ bị suy giảm khả năng sinh con. Nguy hiểm này có ở cả nam giới và nữ giới, khả năng bị hiếm muộn, vô sinh hoặc sinh con ra bị dị tật, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức hoặc phát triển không bình thường.

Ngộ độc chì khiến số lượng và chất lượng tinh trùng của nam, trứng với nữ suy giảm rõ rệt. Những kết luận này đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng nên môi trường chứa chì thực sự nguy hiểm. 

Nguy hại với thai nhi

Những người mang thai bị nhiễm độc kim loại nặng chì thì có nguy cơ bị dị tật thai nhi từ trong bụng mẹ. Khiến cho thai nhi bị chậm phát triển, dị tật hoặc còn nguy hiểm hơn là chết lưu thai nhi. 

Thực tế đã có những trường hợp bà mẹ mang bầu sống hoặc làm việc ở nơi nhiều chì khi sinh con ra bị bệnh. Điển hình là bệnh u máu, hở hàm ếch, u lympho, chậm trí tuệ, chậm nói, thần kinh không bình thường…

Chì gây rối loạn nội tiết cơ thể

Ngộ độc kim loại nặng kéo dài gây rối loạn nội tiết trong cơ thể của con người. Vì vậy mà đối với nhiều người làm việc trong môi trường có chì xong đi khám đều cho thấy các chỉ số nội tiết thay đổi theo chiều hướng xấu. Cụ thể có thể gây bệnh tuyến giáp, tuyến yên, bị thận. 

Chì nguy hại tới hệ thống xương

Chì khi đi vào cơ thể con người có thể làm giảm đi việc hình thành nên xương mới, làm mất cân bằng của các tế bào trong xương. Vì thế ảnh hưởng tới tốc độ phát triển cơ thể, nhất là với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển. 

Lời kết

Thông tin cụ thể về Chì đã được nêu trong bài viết này nên mọi người tham khảo để nắm bắt rõ ràng. Chì có hữu ích hay không còn do cách khai thác, sử dụng cụ thể. Nếu sử dụng sai cách, bừa bãi, không có kiểm soát là hành động làm nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và ảnh hưởng trầm trọng cho sức khỏe của con người.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất