Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy ông bà ta cảnh báo không được đụng đến thủy ngân, bởi sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chất độc có khả năng làm tổn hại rất lớn đến cơ thể con người, gây ra bệnh viêm thận, toàn thân nhanh chóng suy kiệt. Để có thể hiểu thêm về độc tố này bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.
Giải đáp câu hỏi thủy ngân là gì?
Thủy ngân là nguyên tố hóa học theo tìm hiểu thuộc nhóm kim loại, thể lỏng và được ký hiệu là “Hg”. Trong tự nhiên chất này tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến như nguyên tố kim loại, dạng vô cơ và dạng hữu cơ.
Với những dạng khác nhau thì mức độc tính cũng như khả năng tác động của chúng đến sức khỏe con người cũng hoàn toàn khác nhau.
Theo những nghiên cứu khoa học thì thủy ngân được tìm thấy trong tự nhiên ở tận sâu lớp vỏ của trái đất. Chất này được giải phóng nhanh chóng ra môi trường bên ngoài thông qua những hoạt động của núi lửa, phong hóa đá cũng như các tác động từ con người. Trong đó yếu tố con người là nguyên nhân chính khiến cho chất độc bị thải ra môi trường, nhất là nhà máy nhiệt điện, lò than…
Trong môi trường tự nhiên thì thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động và bị biến đổi thành methylmercury. Từ chất này sẽ gây ra hiện tượng tích lũy sinh học ở bên trong cơ thể của cá hay những động vật giáp xác. Methylmercury vì thế được hòa trộn một cách hoàn hảo vào chuỗi thức ăn, những loài cá lớn ăn quá nhiều cá con nhiễm độc thì cơ thể sẽ chứa hàm lượng độc cao.
Tiếp xúc với thủy ngân có bị nhiễm độc hay không?
Tất cả chúng ta đều có khả năng tiếp xúc với thủy ngân, chỉ là hàm lượng nhỏ hay lớn và có có đáng kể hay không đáng kể. Độc tính cũng bắt đầu phát tác nếu bạn tiếp xúc liên tục trong một thời gian dài. Tuy nhiên một số người tiếp xúc với chất này ở nồng độ cao sẽ phơi nhiễm thủy ngân cấp tính. Thường là do tai nạn nghề nghiệp hay do bị vỡ bóng đèn, bị cháy kho.
Những yếu tố sẽ giúp bạn xác định được việc tiếp xúc với thủy ngân là có độc hay không thường bao gồm:
- Loại thủy ngân mà bạn tiếp xúc.
- Liều lượng, nồng độ tiếp xúc.
- Độ tuổi hay giai đoạn phát triển của bạn.
- Thời gian tiếp xúc với thủy ngân.
- Đường tiếp xúc như thế nào.
Các nguồn chủ yếu gây ra lây nhiễm thủy ngân
Dễ dàng nhận thấy thủy ngân có mức độ nguy hiểm đáng báo động, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên nguồn chủ yếu gây ra lây nhiễm là từ đâu, cụ thể như sau:
Kim loại thủy ngân
Thường thì kim loại này sẽ bay trong không khí và con người có thể hút vào bằng phổi, đặc biệt thể hơi của HG vô cùng nguy hiểm. Chất này sẽ được sinh ra thông qua những hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, vỡ nhiệt kế, lò đốt rác hoặc cháy rừng…
Methyl thủy ngân
Chất độc Methyl thường có rất nhiều trong những loài cá nước ngọt hay những loài cá nước ngọt, từ đó con người ăn phải có thể ngấm vào cơ thể. Các con cá lớn sẽ có hàm lượng thủy ngân rất lớn bên trong cơ thể, nhất là loài cá nằm trên đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá vược, cá kiếm,…
Hợp chất vô cơ
Độc tố này còn có rất nhiều trong những hợp chất vô cơ, cụ thể như thuốc uống, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ, pin cùng một số loại thảo dược đặc biệt khác. Chúng sẽ gây hại cho cơ thể nếu bạn nuốt hay hít trực tiếp, vì thế không nên sử dụng các thảo dược một cách bừa bãi.
Thủy ngân phenyl
Chất độc cũng có không ít trong những loại sơn, nhất là giai đoạn sản xuất nhựa mủ, sơn chống thấm, một số loại mỹ phẩm,… Hợp chất này sẽ lây nhiễm vào cơ thể của con người thông qua da, qua tiêu hóa hay thậm chí bạn vô tình hít phải.
Thủy ngân độc hại và ảnh hưởng như thế nào?
Khi bạn không may nhiễm độc thủy ngân thì hệ hệ thần kinh trung ương và ngoại biên sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Đặc biệt hít phải chất độc này thì thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi và thận đều bị tổn hại nặng nề, có khả năng dẫn đến tử vong. Chất độc ở dạng muối vô cơ còn khiến cho da, mắt, đường tiêu hóa và thận bị ăn mòn một cách nhanh chóng.
Biểu hiện thường thấy nhất khi bị nhiễm độc thủy ngân chính là rối loạn thần kinh, hành vi bị xáo trộn nhanh chóng. Tuy nhiên khả năng phát độc của chất này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nguồn lây nhiễm cũng như cách lây nhiễm. Trường hợp chỉ tiếp xúc gần và nồng độ tiếp xúc không quá cao thì chỉ sau một thời gian ngắn cơ thể sẽ trở về trạng thái như bình thường.
Làm thế nào để tránh việc tiếp xúc với thủy ngân?
Chắc chắn không ai mong muốn bản thân hay những người thân trong gia đình mình bị nhiễm độc thủy ngân, sức khỏe con người sẽ nhanh chóng bị giảm sút. Vậy có phương án nào để tránh tiếp xúc với chất độc này hay không. Các nhà khoa học đang kêu gọi người dân tích cực dùng năng lượng sạch, không dùng thủy ngân để phục vụ cho mục tiêu khai thác vàng và loại bỏ các sản phẩm có chứa chất này nhưng không cần thiết.
Thúc đẩy dùng những nguồn năng lượng sạch
Đốt than lấy năng lượng và nhiệt chính là nguồn chủ yếu phát sinh ra thủy ngân. Chất này và các chất gây ô nhiễm không khí bị thải ra môi trường trong quá trình đốt than ở những nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp hay bếp lò trong gia đình.
Ngừng khai thác và không dùng khai thác vàng
Thủy ngân là chất khó có thể bị phá hủy, do tính chất này mà được ứng dụng trong quy trình tái chế cho những mục đích khác nhau. Do đó không cần khai thác chất này nữa vì sử dụng có khả năng gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, nhất là việc khai thác vàng, số lượng HG cần đến là vô cùng lớn.
Các phương pháp khai thác vàng không dùng HG (ngoại trừ xyanua) nên được ứng dụng một cách rộng rãi hơn. Khi sử dụng chất này trong quy trình công nghiệp, nhất thiết phải sử dụng thêm những biện pháp an toàn để ngăn ngừa tuyệt đối việc phơi nhiễm.
Loại bỏ sản phẩm có chứa thủy ngân không cần thiết
Thủy ngân dù bạn không để tâm nhưng trên thực tế có mặt trong rất nhiều sản phẩm ở ngay xung quanh ta. Nếu không để ý thì chắc chắn bạn sẽ không lường trước được là chúng có chứa chất độc, bao gồm:
- Pin các loại, từ pin to chi đến pin nhỏ.
- Thiết bị đo lường kể đến nhiệt kế và áp kế.
- Rơle và công tắc điện trong thiết bị điện
- Bóng đèn cũng có chứa thủy ngân.
- Hỗn hống sử dụng nha khoa để trám răng.
- Sản phẩm tác dụng làm đẹp và cải thiện da.
- Một số dược phẩm khác
Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng nhiễm độc thủy ngân
Dấu hiệu sớm khi nhiễm độc thường được gọi là chứng dị cảm, bạn sẽ cảm thấy bị tê tay hay đau nhói ở môi, ngón tay. Tùy vào thời gian cũng như cường độ tiếp xúc với chất độc mà biểu hiện cũng thay đổi. Khi tiếp xúc với thủy ngân ở dạng nguyên tố hay vô cơ thì khả năng cao bạn sẽ bị ngộ độc cấp còn nếu tiếp xúc với dạng vô cơ bạn sẽ bị ngộ độc mãn tính.
- Trường hợp cấp tính: Khi hít thủy ngân thì khả năng cao sẽ dẫn đến bệnh phổi nặng cấp tính với biểu hiện là: ho, khó thở, đau ngực, đôi khi có thể đi kèm sốt. Triệu chứng này sẽ giảm đi trong vòng 1 tuần sau đó nhưng cũng có một số trường hợp nặng hơn và bị suy hô hấp, phù phổi hoặc tử vong.
- Trường hợp mãn tính: Với trường hợp này thì sẽ có các biểu hiện cụ thể như như chảy nước miếng, viêm lợi, chân tay run rẩy, rối loạn tâm thần kinh. Đối với trẻ em thì sẽ có những dấu hiệu như quên, mất ngủ, kém ăn, buồn bã hay tâm trạng không ổn định.
Khi nuốt HG vô cơ (đặc biệt là pin) con người sẽ có những biểu hiện dễ thấy như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn ra máu, niêm mạc miệng phỏng. Một thời gian sau thì trận sẽ bị hoại tử cấp phần ống hoặc suy thận, rối loạn khả năng điện giải dẫn đến tử vong.
Điều trị ngộ độc thủy ngân cụ thể như thế nào?
Khi bạn bị nhiễm độc thủy ngân cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng để tránh những hậu họa khôn lường về sau. Tuy nhiên điều trị ngộ độc thực phẩm như thế nào cho chuẩn, bạn hãy tham khảo một số cách cơ bản sau đây:
Không bổ sung các thực phẩm nhiễm độc
Thời điểm bản thân đang nhiễm độc thủy ngân thì bạn cần phải loại bỏ tất cả những nguồn lây nhiễm mà người bệnh đã tiếp xúc. Nếu nguyên nhân chủ yếu là do hải sản thì bạn cần phải ngừng ăn ngay và luôn, như thế sẽ giảm bớt khả năng bổ sung thêm chất độc.
Thay đổi nhanh môi trường sống của mình
Trong trường hợp nguồn bệnh bắt đầu từ nơi làm việc hay khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm tốt nhất bạn nên di chuyển bệnh nhân hoặc đổi nơi công tác. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc chữa bệnh được tốt hơn, người bệnh cũng có sự an toàn tuyệt đối nhất cho mình.
Liệu pháp thải sắt trị nhiễm thủy ngân
Đối với trường hợp nghiêm trọng tốt nhất nên điều trị bằng phương pháp thải sắt. Tác nhân thải sắt kết hợp kim loại nặng trong máu và nước tiểu loại bỏ độc tố và kim loại nặng nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Nhưng bên cạnh đó sẽ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên chỉ thực hiện khi có chỉ định từ y bác sĩ.
Kết luận
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về chất độc thủy ngân cũng như cách xử lý nếu chẳng may bị nhiễm độc. Đây là một chất kịch độc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, thậm chí còn gây ra tử vong. Chính vì thế bạn cần phải cẩn thận tuyệt đối, tránh càng xa càng tốt, nếu làm việc liên quan thì hãy cố gắng thận trọng.