Tìm hiểu về CO2 và những ứng dụng thực tế trong cuộc sống

CO2 là một hợp chất khí phổ biến và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù vậy nhưng không phải ai cũng có thể biết đến những ứng dụng và những tác hại của việc sử dụng loại khí này sai cách. Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến CO2 nhé!

CO2 là gì? Cấu tạo phân tử

CO2 là hợp chất khí có tên gọi hóa học là cacbon đioxit hay cacbonic. Ngoài ra, chất khí này còn có một số tên gọi khác như khí cacbonic hay anhydrit cacbonic. Mặc dù CO2 là chất khí nhưng có vị hơi chua nhẹ và thường không có màu. 

CO2 là gì? Cấu tạo phân tử
Tìm hiểu thông tin về khí CO2 và cấu tạo phân tử loại khí này

Trong thực tế, chúng ta chắc hẳn đã quá quen thuộc với một số dạng của loại khí này như băng khô. Đây là hiện tượng mà khí CO2 được làm lạnh và trở thành dạng rắn khi nhiệt độ đạt đến -78,5 oC. 

Trong khí quyển trái đất cũng xuất hiện được một lượng khí này vừa đủ để đảm bảo và duy trì sự sống trên trái đất. Cấu tạo phân tử của loại khí này được viết dưới dạng O=C=O. 

Khí cacbonic được sinh ra từ đâu?

Khí CO2 không chỉ được tạo ra từ những phản ứng của thiên nhiên mà còn có thể được con người tạo ra nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu trong cuộc sống. Một số nguồn sinh ra loại khí này như sau: 

  • Trong quá trình xử lý chất thải công nghiệp không đúng quy trình bảo vệ môi trường gây nên một lượng lớn khí lớn cacbon dioxit sản sinh ra ngoài môi trường.
  • Các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô… Đặc biệt, đối với những xe chuyên dụng để vận chuyển hoặc có bộ máy lớn thì thường thải ra nhiều khí CO2 hơn.
  • Quá trình xác chết động vật bị phân hủy ngoài tự nhiên.
  • Đây là sản phẩm của các thực vật dựa trên chu kỳ quang hợp.  Đối với thực vật thì trực tiếp hấp thu khí CO2 và tạo ra sản phẩm là O2 ra ngoài môi trường, ngược lại, các sinh vật dị dưỡng sẽ tiếp nhận O2 và thải ra CO2.
  • Khí này còn xuất hiện với nồng độ cao sau những vụ phun trào núi lửa.

Ngoài những nguồn sản sinh khí CO2 trên thì trong công nghiệp, ngành sản xuất cũng góp phần làm gia tăng lượng khí này một cách đáng kể. Đặc biệt là trong thời kỳ thế giới đang trong giai đoạn sáng tạo và đổi mới và có nhiều ngành công nghiệp phát triển và đa dạng hơn trước.

Ứng dụng của khí CO2 trong đời sống thực tế

Ứng dụng của khí CO2 trong đời sống thực tế
Khí CO2 có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của con người

Mặc dù CO2 ngày càng được sản sinh ra ngoài môi trường với số lượng đáng cảnh báo nhưng ta không thể phủ nhận được những ứng dụng của khí này trong đời sống. Một số ứng dụng của chất khí này như sau:

  • Là nguồn nguyên liệu đảm bảo độ tươi mới và bảo quản lâu đối với ngành công nghiệp thực phẩm. 
  • Góp phần quan trọng vào việc tạo ra gas có trong nhiều loại nước giải khát hiện nay.
  • Được ứng dụng như một chất khí dùng để điều áp chỉ với chi phí thấp và không cháy. Chất khí này xuất hiện trong các loại áo phao cứu hộ để làm phồng áo.
  • Sử dụng tạo ra các vụ nổ trong mỏ than sẽ tiết kiệm được chi phí và nhanh chóng.
  • Xuất hiện trong các bình cứu hỏa.
  • Sử dụng làm dung môi để thay thế cho những dung môi truyền thống sẽ ít độc hơn mà vẫn mang lại hiệu quả tương tự. 
  • Có tác dụng điều hòa và cân bằng lại Oxi và Cacbonic trong máu của các bệnh nhân cần đến ống trợ thở.
  • Kích thích quang hợp của nhiều loại thực vật. Việc sử dụng khí này để bơm vào các ngôi nhà kính cũng là phương pháp tốt và hiệu quả để gia tăng sản lượng khi thu hoạch.

Khí cacbon dioxit có độc không?

Trên thực tế, khí CO2 không phải là một chất khí có độc nhưng nếu quá nồng độ cho phép thì chất này sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Một số trường hợp về mặt sức khỏe khi nồng độ quá mức cho phép như: khó thở, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…

Đối với môi trường, lượng khí CO2 tăng nhanh cũng gây ra nhiều rủi ro và nguy hại khôn lường. Một thực trạng phổ biến nhất hiện nay chính là hiệu ứng nhà kính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. 

Ngoài ra, nếu các sinh vật có nơi sống quá nhiều CO2 thì sẽ làm giảm đi sự tổng hợp protein trong cơ thể và sẽ chết dần.  Đây cũng chính là nỗi sợ to lớn của con người đối với tình trạng nồng độ CO2 ngoài môi trường quá mức cho phép.

Tác hại của khí CO2

Tác hại của khí CO2
Những tác hại của khí CO2 đối với con người và môi trường sống

Tác hại của khí CO2 không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp, vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt, khi mà lượng khí này tăng lên nhanh chóng, tác hại của nó sẽ ngày một nguy hiểm và đáng báo động hơn. Một số tác hại phổ biến của khí này có thể kể đến như sau:

  • Trước tiên, đối với môi trường xung quanh chúng ta. Với sự gia tăng của lượng khí CO2 sẽ khiến cho hiệu ứng nhà kính sẽ thêm phần nghiêm trọng hơn theo thời gian. Việc Trái Đất ngày một nóng lên cũng là tác hại của khí CO2 tăng đáng kể trong không khí, điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống xung quanh của con người.
  • Đối với sức khỏe của con người, nếu như nồng độ CO2 trong không khí ngày một tăng lên trong không khí, con người khi hít phải sẽ có một số tác hại như: khó thở, mệt mỏi, kích thích thần kinh làm tăng nhịp tim,….
  • Đối với hệ sinh thái, việc tăng nhanh khí CO2 trong không khí sẽ dẫn tới việc những loài côn trùng chuyên ăn protein thực vật sẽ bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt còn tăng tỉ lệ loài côn trùng ngày chết trong tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái sinh sống của các loài động vật.

Cách xử lý khi bị ngộ độc CO2

Trong cuộc sống thường ngày sẽ có rất nhiều tình huống bị ngộ độc khí CO2. Và đây là một tình huống cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Nhiều trường hợp còn không qua khỏi do không có những cách xử lý đúng cách. Sau đây là một số cách xử lý khi bị ngộ độc CO2 mà các bạn nên chú ý.

Cách xử lý khi bị ngộ độc CO2
Cách xử lý trong trường hợp bị ngộ độc khí

Điều đầu tiên lần làm khi có người bị ngộ độc CO2 chính là nhanh chóng phải đưa được nạn nhân rời khỏi khu vực có khí độc. Nếu có cửa sổ, cửa ra vào trong các căn phòng thì ngay lập tức cần phải mở cửa ra để nguồn khí độc có thể bay ra ngoài. Lưu ý rằng, khi cứu người bị ngộ độc khí, bạn cũng cần phải chú ý để bảo vệ bản thân tránh bị trường hợp tương tự.

Sau khi đã đưa được nạn nhân rời khỏi khu vực nguy hiểm bổ sung Oxy vào trong cơ thể để duy trì sự sống. Trong một số trường hợp, nạn nhân có thể thở yếu hoặc đã tắc thở, ngay lập tức cần thực hiện các biện pháp sơ cứu như: hô hấp nhân tạo, hà hơi hít thở,…

Khi nạn nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị chuyên sâu cho trường hợp ngạt khí CO2. Tại các cơ sở y tế hiện nay, nạn nhân ngạt khí sẽ được điều trị bằng các cách như: thở oxy tinh khiết, điều trị bằng buồng oxy cao nhất,…

Điều lưu ý trong quá trình sử dụng & bảo quản khí CO2

Trong cuộc sống, một số trường hợp con người cũng cần tới việc sử dụng khí CO2. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với loại khí này, sau đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần chú ý khi sử dụng, cũng như là cách bảo quản khí an toàn trong thời gian lâu dài.

Một số những lưu ý khi sử dụng khí CO2

Trong quá trình sử dụng khí CO2 các bạn cần phải đảm bảo chú ý tới những lưu ý sau đây để giúp bản thân mình và người xung quanh luôn được an toàn trước loại khí này. Cụ thể như sau:

  • Hiện nay có những thiết bị tự động giúp phát hiện khí CO2. Việc sử dụng những thiết bị này đảm bảo bạn và người xung quanh có thể nhanh chóng rời khỏi vị trí có nhiều khí độc. Giảm nguy hiểm tới tính mạng nếu như hít phải.
  • Khi vận chuyển khí CO2 đi tới nhiều địa điểm khác nhau, những chai chứa khí cần phải đảm bảo xếp nằm ngang, không xếp nằm dọc; đồng thời phải có biện pháp lót bảo vệ để hạn chế tình trạng va chạm, rò rỉ khí này ra ngoài không khí.
  • Khi sử dụng bình chữa cháy bằng CO2, tuyệt đối không phun trực tiếp bình chữa cháy vào người. Nếu như phun với một lượng lớn sẽ dẫn tới tình trạng bỏng nặng cho cơ thể con người.
  • Không nên sử dụng bình chữa cháy bằng CO2 tại những nơi có gió mạnh. Việc gió mạnh không khiến cho chữa cháy nhanh hơn hay hiệu quả hơn, thay vào khí sẽ lan rộng tới nhiều vùng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều người nếu như hít phải khí này.

Một số những lưu ý khi bảo quản khí CO2

Bên cạnh việc phải chú ý tới một số lưu ý trong việc sử dụng khí CO2, các bạn cũng cần phải chú ý tới việc bảo quản khí này như thế nào trong cuộc sống thường ngày. Một số những lưu ý quan trọng khi bảo quản khí CO2 cụ thể như sau:

Một số những lưu ý khi bảo quản khí CO2
Một số những lưu ý khi bảo quản khí cacbonic cần biết
  • Nên bảo quản khí CO2 ở thể lỏng trong các bình chứa có nắp đậy kín. Có thể trang bị thêm bộ phận sấy nhiệt ở những bình này giúp việc bảo quản khí CO2 ở thể khí sẽ được lâu hơn.
  • Đối với những chai kín dùng để bảo quản khí, cần trang bị thêm stec để chịu áp lực. Lưu ý phải hoàn toàn để những chai kín chứa khí CO2 tại các nguồn điện, tránh trường hợp cháy nổ.
  • Nếu muốn bảo quản khí CO2 trong thời gian dài cần có những thiết bị bị chuyên dụng cho việc bảo quản, hoặc những hệ thống làm lạnh riêng để có thể đảm bảo việc bảo quản khí tốt nhất.
  • Hạn chế trường hợp va trạng những chai chứa khí CO2 lỏng. Việc va chạm ảnh hưởng trực tiếp tới trạng trái của loại khí này.

Tổng kết

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn rất nhiều thông tin về những khái niệm, ứng dụng, tác hại và những cách sử dụng khí CO2 đúng cách. Hy vọng những thông tin này đã giúp ích được cho bạn và hẹn gặp lại vào những bài viết bổ ích khác của chúng tôi.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất