Túi ni lông đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người tiêu dùng Việt nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Nó mang đến một sự tiện lợi không hề nhỏ, giá thành phải chăng, chất liệu và độ bền tương đối,… Do đó, ngày càng được lựa chọn nhiều hơn, với mục đích tối ưu hóa.
Khái niệm Túi nilon là gì?
Túi ni lông là một loại bao bì được sản xuất hoàn toàn từ nhựa và các chất hóa học, mang mùi hắc rất đặc trưng, trọng lượng nhẹ, có độ dẻo và độ bền tương đối cao. Rất tiện dụng cho việc mua sắm, không cần phải tốn nhiều chi phí, ngoài tên gọi là túi nilon nó còn được gọi là túi bóng.
Nhờ có sự xuất hiện của nó mà việc mua sắm và đựng các đồ dùng, vật liệu cần thiết của con người trở nên tiện lợi hơn. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi người ta bắt đầu nghiên cứu và tìm thấy được nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc rác thải của chất liệu nilon.
Cho nên, mặc dù đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu dùng và mua sắm. Nhưng các nhà khoa học đã và đang cố gắng nghiên cứu ra những loại chất liệu thân thiện với môi trường hơn để thay thế.
Trước đây, túi chỉ được dùng với mục đích là đựng hàng hóa khi mua sắm và tiêu dùng, nhưng vì sự tiện ích nó đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Ngoài việc trở thành vật đựng, chất liệu của túi còn được ứng dụng vào các phương diện khác như: bao bì đóng gói, vật liệu trang trí, chất liệu thiết kế,…
Bao bì ni lông được phát minh vào thời điểm nào?
Câu chuyện về sự ra đời của bao bì nói riêng và chất liệu nói chung bắt đầu được phát minh vào năm 1935 bởi một nhà khoa học người Mỹ – Wallace Hume Carothers. Ngoài việc sáng chế ra sự tiện lợi của chất liệu mới như ni lông, ông còn góp mặt vào hơn 100 bằng sáng chế và 50 tài liệu kỹ thuật hiện đại cho nhân loại.
Tất cả các tài liệu và dữ liệu do ông cung cấp đều được ứng dụng rộng rãi ở các trường học, các viện nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học, môi trường,… Sau nhiều năm trôi qua đến 1960, nối tiếp thành công đó, kỹ sư người Thụy Điển đã phát triển thêm và mang đến đời sống một sản phẩm với tên gọi “Túi ni lông”.
Trước đây, sở dĩ ni lông mang nhiều bản chất độc hại, khó phân hủy và tác động trực tiếp đến môi trường nhưng vẫn vô cùng được ưa chuộng. Để lý giải điều đó, nhìn vào thời đại trước năm 2000 khi nền công nghiệp và chất xám của nhân loại chưa được khai thác triệt để.
Dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong công cuộc tìm ra phát minh có khả năng thay thế tính tiện ích khổng lồ của túi ni lông. Với lại, không ai ngờ đến việc đã ra mắt gần 100 năm nhưng vẫn tồn tại và sử dụng phổ biến. Nhu cầu và thói quen không thể dập tắt, ni lông không kịp phân hủy, mới là nguyên nhân làm suy kiệt môi trường,.
Phân loại túi ni lông vô cùng chi tiết và rõ ràng
Khi nhu cầu sử dụng túi ni lông càng nhiều, thì việc cung ứng và tạo ra sự đa dạng trong mẫu mã cũng được đề cao hơn. Nhằm thu hút người tiêu dùng và lựa chọn thương hiệu sản xuất, màu sắc bắt mắt, hình dáng lạ mắt, độ bền cao,… Chính là những tiêu chí đã thu hút và giúp cho các đơn vị sản xuất túi thành công.
Phân loại túi, dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm nhận dạng, chất liệu, đặc điểm cấu tạo,… Do mục đích và nhu cầu sử dụng, nên cần thiết kế để phù hợp hơn với từng phương diện tiêu dùng, dựa việc trao đổi để xác định mong muốn của khách hàng trước khi sản xuất ra thành phẩm.
Phân loại túi ni lông dựa vào đặc điểm nhận dạng
Chỉ xét riêng về đặc điểm nhận dạng đã có ba loại túi ni lông khác nhau bao gồm: túi hai quai, túi roll cuộn, túi đục lỗ. Mỗi loại sẽ được dùng chuyên dụng với mục đích và vị trí cũng như vai trò khác nhau.
Túi hai quai: được thiết kế với hai quai xách, giống như áo ba lỗ, kính đáy, túi hai quai được sản xuất với chất liệu kém hơn so với các loại túi khác. Nhằm phục vụ với chức năng cho các bà nội trợ mua rau, mua thịt, dùng tại chợ và các cửa hàng tiện lợi, bách hóa xanh, siêu thị,…
Túi Roll cuộn: Không phân lẻ từng chiếc túi để bán, được thiết kế đầu túi và chân túi giống nhau, cuộn lại thành từng lõi, hàng chục chiếc túi nối tiếp nhau. Được đóng gói ba cuộn hoặc bốn cuộn cho một suất. Có giá thành rẻ, được xem là loại túi có chất liệu thấp kém nhất, góp mặt để đựng rác thải sinh hoạt trong gia đình.
Túi đục lỗ: Loại túi này cũng giống roll cuộn, không có quai, phần chân túi kín đáy, gần vùng miệng túi sẽ có lỗ đục ở cả hai mặt, tạo thành lõm trống hình elip ngang. Thường dùng chất liệu ni lông bóng và trơn để sản xuất, các cửa tiệm quần áo, vải vóc, sách báo,… Sẽ ưa chuộng dòng sản phẩm này vì có tính thẩm mỹ cao.
Phân loại túi theo đặc điểm chất liệu cấu tạo
Tình hình tài chính và khả năng chi trả kinh phí cho các vật dụng trong đời sống của mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân sẽ có sự chênh lệch rất lớn. Do đó, để mở rộng phân khúc người tiêu dùng, thu lợi nhuận từ việc bán túi, nhà cung ứng đã cho sản xuất nhiều loại với chất liệu khác nhau.
Túi ni lông PP
Túi làm từ chất liệu hóa học chuỗi PP: Đây là một trong những chuỗi hóa học cực kỳ phổ biến, nếu như đã từng nghiên cứu và được đọc qua sách. Chắc chắn sẽ biết đến loại Polypropylene có chất liệu khá cứng cáp, không mềm dẻo và khó co giãn như các loại túi còn lại.
Ưu điểm của nó là có độ mịn, lán giúp bề mặt vô cùng căng bóng, được sử dụng để in túi cho các cửa hàng mỹ phẩm, quần áo, sách báo,… Là một trong những công cụ rất được giới marketing của doanh nghiệp ưa dùng. Ngoài ra, còn có khả năng chống thấm nước và thấm khí tốt, đem lại cảm giúp nịnh tay khi dùng.
Túi HDPE
Túi HDPE: High Density Polyethylene là loại đạt chất lượng trung bình, giá thành mềm mại hơn, dùng làm túi đi chợ, siêu thị, đựng rác,… Độ dẻo kém, dễ gấp gọn và tiết kiệm nhiều diện tích khi lưu giữ sử dụng cho những lần tiếp theo.
Túi LDPE
Túi LDPE: Low Density Polyethylene hay còn được gọi tắt là túi PE, đây cũng là chuỗi hóa học tuần hoàn nổi tiếng trong giới nghiên cứu hóa học. Chất liệu này của các dòng túi sản xuất để dùng trong môi trường cao cấp hơn như in biển hoặc standee quảng cáo.
Đặc trưng của túi ni lông và công dụng
Dù có nhiều loại túi khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết chúng đều có điểm tương đồng về bản chất mà một chiếc túi bằng chất liệu này nên có: mềm, mịn, dẻo dai, độ co giãn, độ bền, khả năng không thấm nước và không khí, chịu đựng được các tác động về nhiệt hoặc mưa gió ở mức nhất định.
Tuy nhiên điểm khác nhau lớn nhất đó chính là mức độ nhiều ít, cao thấp. Mặt khác, mọi người luôn cho rằng với đặc tính tốt và vượt trội, túi sẽ không bao giờ bị thay thế bởi một chất liệu nào khác. Nhưng, hiện nay đã có dấu hiệu báo động về sự tác động tiêu cực của nó đối với môi trường.
Túi ni lông được ứng dụng vào việc đóng gói sản phẩm, in bảng quảng cáo, đựng các mẫu xét nghiệm trong y tế, làm áo mưa, áo che nắng, ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác. Tuỳ vào từng thời điểm và nhu cầu khác nhau và nó sẽ đóng một vai trò thiết yếu nhất định.
Túi ni lông: Tác nhân của không ít hiểm họa xã hội
Như đã nói từ ban đầu, dù có nhiều đặc tính vượt trội và mang lại sự tiện ích tối đa cho con người. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng ra sức để tìm kiếm sự thay thế từ các chất liệu thân thiện với môi trường như giấy, các vật liệu chất liệu có thể tái chế và tái sử dụng.
Để hạn chế được tối đa lượng rác thải trực tiếp ra môi trường, giúp cho môi trường tái tạo và sống lại. Sở dĩ, cần giảm thiểu sự có mặt của các sản phẩm từ chất liệu ni lông, vì hầu hết mọi người có thói quen chỉ sử dụng một lần rồi bỏ, trong khi một lượng túi ni lông mất 10 năm để phân hủy, nên tồn đọng quá nhiều rác thải.
Quy trình sản xuất túi nilon
Để thực hiện ra một quy trình sản xuất túi ni lông, cần trải qua nhiều công đoạn xử lý và gia công. Hãy cùng theo dõi để mở mang thêm về các bước sản xuất túi được chia sẻ sau đây:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về mẫu mã và chất liệu lựa chọn.
- Bước 2: Tiến hành chuẩn bị các hạt khoa học, nhựa, để nung nấu tạo thành chất liệu và công.
- Bước 3: Thổi màng và tạo cuộn ni lông phẳng, để tiến vào bước cắt và tạo hình.
- Bước 4: Dựa vào các phần túi ni lông đã được tạo hình, để lắp ráp và sắp xếp thứ tự theo bản vẽ.
- Bước 5: In bao bì và đóng dấu thương hiệu vào túi .
- Bước 6: Hoàn thành thành phẩm và giao cho phía khách hàng
Sử dụng túi ni lông một cách cẩn trọng
Để giảm thiểu được tối đa lượng rác thải từ túi ni lông, cũng như sử dụng nó một cách thông minh có tư duy văn minh của một người biết yêu môi trường: không nên sử dụng túi màu để đựng thực phẩm, đồ dùng như rau, chai lọ,… Có thể chuyển sang sử dụng túi giấy, túi vải để có thể dùng lại nhiều lần.
Không nên chỉ sử dụng túi một lần rồi bỏ đi, nên cất lại nếu như còn giá trị sử dụng, ứng dụng vào những lần dùng tiếp theo. Mặt khác, túi ni lông có thể dùng để tái chế thành các đồ dùng khác trong gia đình, vẫn tạo được tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm chi phí.
Kết luận
Túi ni lông là một loại vật phẩm mang đến rất nhiều lợi ích cho con người, nhưng đi kèm với đó là không ít tai tiếng và dư luận. Bởi vì khả năng phân hủy vô cùng kém của nó trong tự nhiên, mất đến hơn 10 năm cho quá trình tiêu biến, xã hội đang rất cân nhắc về việc có nên tiếp tục sử dụng loại túi này hay không? Sau bài viết này, mong bạn sẽ để lại góc nhìn của mình nhé!