Ngộ độc lưu huỳnh nguy hiểm như thế nào? Cách giải quyết?

Lưu huỳnh là một chất hoá học thường được dùng làm khô hoặc sấy trong công nghiệp. Sử dụng lưu huỳnh với mức độ an toàn sẽ hạn chế được trường hợp ngộ độc lưu huỳnh. Bài viết dưới đây giúp bạn nhận biết được các biểu hiện nếu không may bị nhiễm độc.

Ngộ độc lưu huỳnh trong thời gian dài có thể làm tổn thương hệ thần kinh, ảnh hưởng đến hô hấp, chức năng tim mạch và gây giảm thị lực. Khi ngộ độc cấp tính, người ta có các biểu hiện như nhức đầu, tức ngực, nghẹt mũi,…

Tác hại của lưu huỳnh với sức khỏe con người

Trong nền công nghiệp nước ta, sử dụng lưu huỳnh để sấy, tẩm hoa quả rất phổ biến. Nếu lạm dụng lưu huỳnh lúc này sẽ gây ra những tổn hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, những người làm ở nhà máy sản xuất lưu huỳnh cũng tiềm ẩn những nguy hiểm về sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Lưu huỳnh (S) là phi kim phổ biến, không mùi, không vị, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Lưu huỳnh có thể dùng để làm chín dược liệu và diệt nấm mốc hoặc làm phân bón, chế biến thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm.

Ở nồng độ thấp, lưu huỳnh không ảnh hưởng đến người sử dụng, nhưng khi lạm dụng quá nhiều, nó có thể gây hại cho con người. Ở điều kiện bình thường, lưu huỳnh ở thể rắn, nhưng khi đốt cháy nó tạo ra lưu huỳnh đioxit (SO2) và các hạt mịn bay vào không khí. Trong khi đó, SO2 là một loại khí độc và oxi hóa mạnh có thể gây hại cho cây trồng, vật nuôi và con người khi tiếp xúc. Vì vậy, khi ngửi thấy mùi lưu huỳnh cháy, con người sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, ngửi mùi lưu huỳnh nguyên chất cũng gây nguy hiểm cho hệ hô hấp.

Tác hại của lưu huỳnh với sức khỏe con người
Tác hại của lưu huỳnh với sức khỏe con người

Biểu hiện khi ngộ độc lưu huỳnh

Thông thường, hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm không được vượt 20mg/kg. Tuy nhiên nhiều người bán vì lợi nhuận mà tăng nồng độ này lên gấp 2 – 3 lần. Mục đích để sản phẩm không bị hỏng trong thời gian dài. Nếu không may người dùng bị ngộ độc sẽ có những triệu chứng sau:

Khó thở

Lưu huỳnh cháy sinh ra khí SO2 phát tán vào trong không khí. Nếu không may hít phải có thể gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, thiếu vitamin B, C, làm giảm oxy của hồng cầu khiến mũi bị ngạt và tắc nghẽn đường hô hấp.

Chóng mặt

Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể, ngấm vào máu sẽ tác động đến hệ thần kinh của con người. Phản ứng não bộ sẽ cảm thấy đau nhức đầu, cảnh báo cơ thể bị nhiễm độc.

Viêm phế quản hoặc ngộ độc máu

Khi khí SO2 xâm nhập vào cơ thể, chúng hoà tan với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm tạo thành H2SO4 xâm nhập vào phổi khiến phổi bị tổn thương nặng và gây viêm phế quản.

Ngộ độc máu

Lưu huỳnh đi vào cơ thể qua đường tiêu hoá và ngấm vào máu, làm tăng axit trong cơ thể khiến máu bị ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Tác hại của lưu huỳnh với môi trường 

Đối với các sinh vật dưới nước

Lưu huỳnh công nghiệp là một chất cực độc, khi nhiễm vào nước có thể gây nguy hiểm cho sinh vật dưới nước như cá, tôm, cua, trai, sò,… chúng sẽ bị ngộ độc và chết. Nếu con người vô tình uống phải nước nhiễm lưu huỳnh cũng có nguy cơ nhiễm độc.

Ô nhiễm môi trường

H2S là một loại khí được tạo ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ như thực vật. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, thường được phát hiện ở trong nước giếng.

Nguồn nước cấp thường chứa hàm lượng H2S thấp 1.0 PPM và có đặc tính ăn mòn. Đổi màu đồ dùng bằng bạc hoặc đồng, gây ra vết ố trên quần áo và đồ gốm sứ.

H2S là một loại khí độc phổ biến trong nhiều môi trường làm việc và xuất hiện ở nồng độ thấp. Nó có thể phát sinh từ các sản phẩm của con người hoặc các sản phẩm phân hủy trong tự nhiên, từ đó gây nguy hiểm cho người lao động. Ngoài ra, việc đốt lưu huỳnh ở nhiệt độ cao gây ô nhiễm không khí, kéo theo những hậu quả rất nghiêm trọng về môi trường như biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính,…

Lưu huỳnh khi đốt cháy tạo ra khí SO2 rất độc gây nguy hiểm cho người hít phải
Lưu huỳnh khi đốt cháy tạo ra khí SO2 rất độc gây nguy hiểm cho người hít phải

Cách xử lý nguồn nước nhiễm lưu huỳnh

Xử lý bằng bể lọc

Nước có hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách lọc qua than. H2S bị hấp phụ trên bề mặt của các hạt cacbon. Nên thay các hạt cacbon trong bể lọc định kỳ. Có thể ngăn chặn hiện tượng này bằng cách sử dụng bộ lọc thô chứa cát hoặc thiết bị lọc nước giếng khoan. Tuy nhiên, hãy nhớ vệ sinh các thiết bị này vài ngày hoặc vài tuần trước khi loại bỏ các hạt lưu huỳnh khỏi bể lọc nước giếng.

Máy lọc nước

Máy lọc nước là giải pháp thông minh nhất để lọc nguồn nước nhiễm bẩn. Do đó, máy lọc nước với thiết bị lọc tiên tiến có thể lọc hết cặn bẩn, vi khuẩn hay các kim loại nặng như asen, mangan, phèn sắt,… Đặc biệt máy lọc nước có thể lọc được nước ô nhiễm lưu huỳnh, đảm bảo sức khỏe cho con người.

Để đảm bảo an toàn sức khoẻ, sử dụng máy lọc nước
Để đảm bảo an toàn sức khoẻ, sử dụng máy lọc nước

Có thể bạn quan tâm:

Với những thông tin chia sẻ ở trên, mọi người có thể hiểu việc ngửi lưu huỳnh nguyên chất hay sử dụng các sản phẩm chứa lưu huỳnh gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe. Vì vậy, không nên tiếp xúc trực tiếp với nó để tránh ngộ độc lưu huỳnh. Đối với thực phẩm chứa lưu huỳnh phải được rửa sạch bằng nước trước khi chế biến. Với nguồn nước nhiễm lưu huỳnh cần được xử lý hoặc lọc trước khi sử dụng.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất