Rõ ràng, lưu huỳnh là một chất gây hại cho con người, gây ra nhiều các vấn đề khác nhau cho sức khỏe. Ngoài việc ăn các thực phẩm có chứa lưu huỳnh, việc ngửi mùi lưu huỳnh cũng để lại những ảnh hưởng xấu và là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn đi sâu hơn nữa về vấn đề này.
Vì sao mùi lưu huỳnh lại gây hại cho con người?
Tại nước ta, tình trạng lạm dụng lưu huỳnh công nghiệp đang rất phổ biến trong sấy, tẩm hoa quả, măng khô,… Lúc này, việc sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng lưu huỳnh công nghiệp nồng độ cao sẽ gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở một góc độ khác, những nơi sản xuất, phân phối lưu huỳnh cũng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc với loại nguyên liệu này.
Có thể bạn quan tâm:
- Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng như thế nào?
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh như thế nào? Giải đáp
- Tác dụng của thuốc lưu huỳnh là gì và chi tiết cách dùng ra sao?
Lưu huỳnh (S) là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Người ta có thể sử dụng lưu huỳnh để làm chín dược liệu và diệt nấm mốc hay sử dụng trong phân bón, chế biến thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm. Ở hàm lượng ít, lưu huỳnh không làm ảnh hưởng đến người sử dụng nhưng khi lạm dụng chúng với mức độ quá nhiều, chúng có thể gây hại cho con người.
Ở điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại ở thể rắn nhưng khi đốt chúng lên sẽ sinh ra lưu huỳnh đioxit (SO2) và các hạt mịn lơ lửng trong không khí. Trong khi đó, SO2 là một khí độc, có tính oxy hóa mạnh và dễ dàng gây hại cho thực vật, động vật, con người khi tiếp xúc với chúng. Chính vì vậy, khi ngửi mùi lưu huỳnh đốt, con người sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, việc ngửi mùi lưu huỳnh nguyên chất ở mức độ nhiều cũng có thể gây độc cho đường hô hấp.
Khi ngửi mùi lưu huỳnh sẽ gặp phải các vấn đề gì?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàm lượng lưu huỳnh chứa trong sản phẩm không nên vượt quá 20mg/1kg nhưng ở Việt Nam, lượng lưu huỳnh được sử dụng cao hơn rất nhiều lần so với mức độ cho phép. Không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể qua đường ăn, chất này còn gây hại cho con người thông qua việc ngửi. Như đã phân tích ở trên, nếu con người ngửi mùi lưu huỳnh quá nhiều hoặc tiếp xúc trực tiếp với khí lưu huỳnh đioxit (SO2) khi lưu huỳnh cháy sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Đau đầu: Khi con người ngửi phải khí SO2, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể sau đó ngấm vào máu và làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người. Chính vì vậy, ngay khi ngửi phải mùi này, cá nhân sẽ thấy đau đầu. Tùy theo nồng độ mùi và mức độ đau đầu là khác nhau.
- Ngạt mũi: Khi lưu huỳnh cháy, chúng sản sinh khí lưu huỳnh đioxit (SO2) cùng các hạt bụi li ti. Cá nhân hít phải những hạt bụi li ti sẽ làm ngạt mũi, ảnh hưởng đến sự thở của con người.
- Khó thở: Khí SO2 vào trong cơ thể sẽ làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, làm tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở.
- Viêm phế quản: Khi SO2 thâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng, chúng sẽ hòa tan với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm và tạo thành các hạt axít sulfuric (H2SO4) nhỏ li ti rồi xâm nhập qua phổi và gây ra những bệnh phổi khác nhau trong đó có bệnh viêm phế quản.
- Ngộ độc máu: Như đã trình bày ở trên, khí SO2 thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và ngấm vào máu, làm tăng lượng axit và giảm kiềm từ đó gây ngộ độc máu.
- Tử vong: Khi khí SO2 đi vào cơ thể ở nồng độ cao, máu bị ngộ độc, hệ thần kinh bị tác động, phổi bị ảnh hưởng từ đó khiến các cơ quan này bị tê liệt và dẫn đến tử vọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cacbon Dioxit – Định nghĩa, ứng dụng và cách điều chế nó
- Lưu huỳnh đioxit – Khái niệm, điều chế và cách ứng dụng
Như vậy, việc ngửi phải mùi lưu huỳnh nguyên chất hay khi lưu huỳnh bị đốt, hay sử dụng thực phẩm có lưu huỳnh, con người đều phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, khi tiếp xúc với lưu huỳnh, cá nhân không nên tiếp xúc trực tiếp. Đối với những thực phẩm có tẩm lưu huỳnh, cần rửa sạch với nước trước khi chế biến.